Banner Header Kiebank

Thế chấp Nhà chưa hoàn công. Nhà xây sai phép vay vốn được không?

Thế chấp nhà chưa hoàn công. Nhà xây không phép có vay vốn được không? Ngân hàng nào cho vay thế chấp nhà chưa hoàn công, ngân hàng định giá có cao hay không.

Tin liên quan:

Thế chấp Nhà chưa hoàn công
Thế chấp Nhà chưa hoàn công

Các bạn cũng biết là mỗi ngân hàng khác nhau thì có chính sách cho vay khác nhau do đó thì quan điểm về cho vay nhà chưa hoàn công cũng khác nhau ở từng ngân hàng chưa kể là nhà chưa hoàn công do xây dựng sai phép.

Ở đây, Kienbank chỉ đề cập đến các ngân hàng vẫn cho vay nhà chưa hoàn công và các công tác thẩm định nhà chưa hoàn công, thế chấp nhà chưa hoàn công như thế nào?

Thế chấp Nhà chưa hoàn công

Các ngân hàng chấp nhận tài sản thế chấp là nhà chưa hoàn công gồm:

♣ Ngân hàng Agribank, ngân hàng Vietcombank,…cho đến các ngân hàng nhỏ hơn như: NH Á Châu, Ngân hàng VietBank, NH Nam Á, NH Quốc Dân,…

Thẩm định nhà chưa hoàn công được tính như sau:

+ Phần diện tích xây dựng theo giấy phép xây dựng = DTXD * Đơn giá xây dựng * % chất lượng còn lại của căn nhà.

+ Phần diện tích ngoài GPXD = 0 (không tính giá trị)

Ví dụ:

Tôi có căn nhà tại hẻm 160 Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp, Tp.HCM: Diện tích đất ở được công nhận là là 5×15, lộ giới mở hẻm còn 5×10, Xây dựng 1 trệt + 02 lầu, DTXD là 150 m2, và có thêm 01 mái che sân thượng 30 m2 ngoài GPXD. Giá trị đất tại hẻm 160 Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp tại thời điểm tháng 11.2022 là 48 triệu/m2.

Hỏi: Ngân hàng thẩm định căn nhà trên giá trị là bao nhiêu? Tôi có thể vay vốn ngân hàng tối đa bao nhiêu?

Kienbank trả lời:

* Giá trị đất = Phần đất ở hiện hữu (50 m2) và phần đất ở thuộc lộ giới (25 m2)

+ Phần đất ở hiện hữu phù hợp quy hoạch = 50 m2 * Đơn giá 48 triệu đồng/m2 * 80% (tỷ lệ giảm trừ so với giá thị trường) = 1,920 triệu đồng

+ Phần đất ở thuộc phạm vi lộ giới = 25 m2 * Đơn giá 48 triệu/ m2 * 80% Đơn giá giảm trừ * 50% (đất thuộc quy hoạch được tính = 50% so với đất ở hiện hữu) = 480 triệu đồng

=> Tổng giá trị đất =  1,920 + 480 = 2,400 triệu đồng (*)

* Giá trị nhà = phần nhà theo GPXD + phần nhà sai phép

+ Phần nhà theo GPXD = 150 m2 * Đơn giá xây dựng 4.5 triệu đồng/ m2 * 95% (tỷ lệ còn lại theo thời gian khấu hao ước tính) = 713 triệu đồng

+ Phần nhà xây sai phép = không tính giá trị = 0 đồng

=> Tổng giá nhà  = 713 triệu đồng (**)

*** Tổng giá trị tài sản thế chấp nêu trên = (*) + (**) = 2,400 + 713 = 3,113 triệu đồng.

=> Vay tối đa 80% = # 2,500 triệu đồng. 

Tìm hiểu thêm toàn bộ trình tự xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank
thủ tục hoàn công nhà ở từ A-Z – Rút ngắn thời gian của bạn

Lưu ý về nhà chưa hoàn công

Theo luật xây dựng năm 2014,

  • Nhà ở tại đô thị mới cần có Giấy phép xây dựng,
  • Nhà ở tại nông thôn (ngoại trừ nằm trong khu bảo tồn, khu di tích, khu tưởng niệm…) thì xây dựng không cần giấy phép xây dựng nhé các bạn.

=> Do đó, nhà xây sai phép tại khu vực đô thị thì ngân hàng không định giá, tại khu vực nông thôn thì vẫn được công nhận giá trị xây dựng.

Như vậy nhà chưa hoàn công chứng ta vẫn có thể vay vốn được nhé các bạn.

Vấn đề cập nhật hoàn công vào giấy chứng nhận
Vấn đề cập nhật hoàn công vào giấy chứng nhận

Vấn đề cập nhật hoàn công vào giấy chứng nhận

Theo quy định mới của Nhà Nước có hiệu lực từ năm 2016 thì khi giao dịch mua bán, chuyển nhượng ⇒ Thì bắt buộc chủ cũ phải cập nhật hoàn công vào trong sổ thì mới được Nhà Nước công nhận.

Những trường hợp mua bán mà chưa cập nhật diện tích xây dựng vào sổ thì người mua hãy nên đợi Bên Bán cập nhật hoàn công xong rồi hãy giao dịch mua bán.

Bởi vì nếu mua bán mà chưa hoàn công thì sau này sẽ không hoàn công được nhé, cho nên khi giao dịch mua bán, khách hàng nên chú ý vấn đề hoàn công nhé.

Bài viết liên quan:

Nếu bên bán vẫn đang trong tình trạng là giấy phép xây dựng mà chưa cập nhật diện tích xây dựng vào sổ ⇒ thì không nên giao dịch nhé.

Bởi vì khi Vay mượn thế chấp nhà chưa hoàn công, sẽ khó khăn và đặc biệt khi ra phòng công chứng mua bán thì sẽ chỉ được ghi thông tin theo hiện trạng cũ, chứ không tính phần diện tích xây dựng vào (Do nhà chưa hoàn công)

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top