Khi đi vay chúng ta thường quan tâm đến lãi suất cho vay, ngoài ra rất ít khách hàng quan tâm hỏi đến phí phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu? Nhưng nhiều khi phí phạt lại cực kỳ quan trọng đối với những khoản vay lớn tiền tỷ. Sau đây Kienbank xin trình bày giúp quý bạn đọc hiểu rõ “Phí trả nợ trước hạn” các ngân hàng nhé.
Tin liên quan:
- Tất toán là gì? Những khái niệm tất toán liên quan khác bạn nên biết.
- Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất
- Đang nợ ngân hàng có vay thêm được không?
Mục Lục
Phí trả nợ trước hạn là gì?
Thường khi chúng ta vay người ngoài, của một ai đó thường sẽ không có phí phạt trước hạn. Nhưng khi đi vay ngân hàng, nếu bạn vay gói lãi suất thấp thì sẽ phải chịu phạt phần lãi suất mà ngân hàng đã cho bạn vay ưu đãi
Đơn giản hiểu là:
Nếu bạn chọn gói vay ưu đãi của ngân hàng đưa ra, khi bạn có điều kiện bạn trả ⇒ thì ngân hàng sẽ tính phí phạt theo hợp đồng tín dụng mà bạn đã ký với ngân hàng.
Phí trả nợ trước hạn thực chất là
Biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng tín dụng của người vay để bù đắp chi phí trả lãi huy động vốn của tổ chức tín dụng trong thời gian họ sắp xếp đưa số tiền này ra cho vay khách hàng khác.
Vì vậy, việc thu phí trả nợ trước hạn của các nhà băng không trái với quy định pháp luật hiện hành.
Tin liên quan:
- Diện tích tối thiểu để vay ngân hàng là bao nhiêu?
- Hướng dẫn vay thế chấp sổ đỏ khác tỉnh
- Đất thương mại dịch vụ có thế chấp được hay không?
Tại sao lại có phí trả trước hạn
Khi bạn làm hợp đồng với bất kỳ công ty nào, doanh nghiệp nào thì cũng đều có hợp đồng rằng buộc, Nếu bên nào tự ý phá hợp đồng, hủy ngang hợp đồng thì sẽ phải đền bù thiệt hại cho bên còn lại.
Hiện phần lớn các tổ chức tài chính đều thu phí trả nợ trước hạn. Tuy nhiên, mỗi tổ chức có một cách tính khác nhau.
⇒ Ngoài thu phí thanh lý hợp đồng trước hạn thì các tổ chức tài chính còn áp dụng rất nhiều khoản phạt khác như:
- Trả nợ quá hạn, lãi chậm trả, Thu hồi các khoản lãi suất ưu đãi do trả nợ trước hạn…
Song, khoản phí trả nợ trước hạn là điều đang khiến nhiều khách hàng bức xúc nhất.
Ví dụ:
Ông A có căn nhà bán cho ông B, Khi ra phòng công chứng ký hợp đồng đặt cọc thì trong hợp đồng nêu rõ:
- nếu vì bất kỳ lý do gì ông B không mua căn nhà của ông A nữa thì Bên B sẽ mất tiền cọc,
- Nếu ông A không bán cho ông B căn nhà trên nữa thì phải đền bù gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A.
Như vậy, hợp đồng đang có hiệu lực mà bất kỳ bên nào muốn phá bỏ hợp đồng, hủy ngang hợp đồng ⇒ Thì sẽ phải đền bù thiệt hại bên bên còn lại
Quay về với phí phạt trả nợ của ngân hàng thì trong hợp đồng giữa khách hàng và Ngân hàng:
- Cũng đã có ghi nội dung, điều khoản phí phạt RẤT RÕ RÀNG. Khách hàng nên đọc THẬT KỸ trong hợp đồng tín dụng
Nếu mà bạn trả trước thời hạn thì sẽ bị phạt trong hợp đồng nêu rõ.
Bạn cần được tư vấn lãi suất vay và cách vay ngân hàng tốt nhất. Hãy liên hệ ngay Kienbank để được chuyên viên tài chính tư vấn hoàn toàn miễn phí. Click vào đây cách tính lãi suất vay ngân hàng agribank để biết thêm chi tiết.
Phí trả nợ trước hạn ngân hàng nào thấp nhất năm 2023
Lãi suất cho vay đánh lừa khách hàng vay
Thực sự hiện nay thị trường cho vay của các ngân hàng cũng nở rộ cho vay rất rầm rộ từ cho vay mua nhà, vay xây nhà, vay kinh doanh, vay tiêu dùng, cho đến vay mua xe, vay tín chấp,…
Các ngân hàng thường đua nhau cho ra các chương trình khuyến mại nào là lãi suất 6%/Năm, 8%/Năm,… làm cho rất nhiều khách hàng lầm tưởng đó là lãi suất thực tế cho vay của các ngân hàng.
Lựa chọn Ngân Hàng vay phí phạt thấp
Ở Việt Nam hiện nay có trên 90 ngân hàng đang hoạt động tại các tỉnh thành. Vì vậy vấn đề phí phạt trả nợ trước hạn phụ thuộc rất nhiều vào:
- Sản phẩm khách hàng vay, mục đích sử dụng vốn. Tùy vào gói khách hàng vay nữa như: vay kinh doanh, vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay sữa chữa nhà,..
- Ngân hàng quy mô Lớn hay nhỏ. Ngân hàng lớn sẽ có vốn nhiều cho nên lãi suất nhỏ, còn ngân hàng nhỏ thì vốn sẽ ít, cho nên lãi suất tất nhiên sẽ cao hơn.
Vậy cho nên để tìm được ngân hàng đi vay thì khách hàng nên chú ý những vấn đề sau đây:
- Nên vay những ngân hàng có vốn NƯỚC NGOÀI hoặc là ngân hàng vốn 100% Nhà Nước
- Nên vay những ngân hàng có sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng vốn của mình.
Theo kinh nghiệm của Kienbank thì khách hàng vay gói kinh doanh, vay theo hình thức kinh doanh thì mức phí phạt sẽ rất thấp hoặc không có. Vì sản phẩm này chỉ vay được có 6 tháng cho đến 12 tháng thì khách hàng cần phải thanh toán tiền gốc cho Ngân Hàng.
Hiện nay thì phí phạt ngân hàng Eximbank và ngân hàng Nông nghiệp Agribank là thấp nhất. Chỉ dưới 1%.
Phí phạt ngân hàng Vietinbank:
Lãi suất 9,5%/năm trong 1 năm đầu, các năm tiếp theo 11,5%/năm. Trong 2 năm đầu phạt 2%, năm 3 là 1,5%, năm 4-5 là 1%, sau đó không phạt. Nếu không áp dụng ưu đãi là 11,5%/năm k phạt.
Phí phạt ngân hàng Á Châu ACB:
Năm đầu 10%, Năm sau 11,2%. Phí phạt trước hạn: 2 năm đầu 2%, năm 2 đến hết năm thứ 4 phạt 0,75%, Năm thứ 5 trở đi thì không phạt
- Phí phạt ngân hàng Namabank, ngân hàng Vib, ngân hàng SCB
- Phí phạt ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Techcombank
Lưu ý nhỏ về phí phạt:
Phí phạt trả nợ trước hạn của các ngân hàng sẽ cố định theo như trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng. Vì vậy trước khi ký hồ sơ vay vốn, thì khách hàng hãy nên tìm hiểu thật kỹ trước khi ký. Nhiều khi lãi suất phạt có thể lên đến 5% mà bạn không thể ngờ được.
Cách tính phí trả nợ trước hạn
Nếu bạn trả nơ trước hạn, bạn sẽ bị tính phí phạt trả nợ trước hạn theo quy định của các NH:
Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn * Số tiền trả trước
- Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Số % mà bạn bị phạt (Xem trong hợp đồng tín dụng)
- Số tiền trả trước: Số tiền bạn trả trước hoặc sẽ trả hết (Chỉ tính trên số tiền thực tế còn nợ)
Phạt trên số dư nợ còn lại
Thông thường, khoản phạt được các ngân hàng áp dụng ở mức 1% đến 5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn.
Ví dụ:
Anh Cường có vay 500 triệu, hợp đồng ghi rõ phí phạt trả trước hạn trong 3 năm đầu là 5%. Trong 2 năm đầu anh Cường đã trả được 100 triệu, còn 400 triệu tiền gốc. Thì tức là anh Cường sẽ chịu phạt 5% trên số tiền 400 triệu, chứ không phải là số tiền vay ban đầu 500 triệu. Số tiền anh Cường nộp phạt cho Ngân hàng là 20.000.000 VNĐ
Phạt trên dư nợ gốc ban đầu
Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng áp dụng theo công thức khác khiến cho số tiền mà khách hàng phải nộp phạt khá lớn. Ta lấy ví dụ trên để nói tiếp về số tiền phạt theo trường hợp này.
Số tiền mà anh Cường sẽ phải nộp cho ngân hàng là 25.000.000 VNĐ tức là 5% trên số tiền vay ban đầu 500 triệu.
Nếu như bạn đang nghi ngờ liệu mình có bị nợ xấu ngân hàng hay không, thì hãy xem thêm kiểm tra nợ xấu cá nhân, bạn sẽ biết mình đang rơi vào nhóm nợ xấu nào.
Để tránh phí phạt quá lớn
Trước khi ký hợp đồng cần phải nghiên cứu các điều khoản, Trong đó đặc biệt lưu ý tới mức phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ.
Ví dụ phạt trả nợ trước hạn
Chị Lan có vay ngân hàng C một số tiền 3 tỷ đồng, thời gian vay là 20 năm, lãi suất áp dụng cho vay là 8% trong 2 năm đầu.
- Nhưng chị mới vay được có 1 năm thì chị bán nhà chị liên hệ ngân hàng để làm thủ tục lấy sổ thì được nhân viên ngân hàng thông báo số tiền phạt của chị lên tới gần 114.000.000 vnđ.
Trên là ví dụ của chị Lan về việc cách tính phí trả nợ trước hạn của ngân hàng.
Ngân hàng nào không phạt trả nợ trước hạn?
Ngân hàng nào cũng sẽ phạt, tùy vào số tiền phạt nhiều hay ít mà thôi.
- Tuy nhiên khi đi vay ngân hàng thì khách hàng nên đọc kỹ hợp đồng, Hỏi cụ thể mức phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu và sau bao nhiêu năm thì sẽ không bị phạt.
Và hãy nên vay các ngân hàng có vốn NHÀ NƯỚC (Agribank,…) hoặc ngân hàng nước ngoài để mức phí phạt thấp nhất.
Trước Kienbank cũng biết 1 số ngân hàng cho vay không phạt trả nợ trước hạn như Eximbank, Agribank,…
- Tỷ lệ phí phạt trước hạn sẽ giảm dần (Thấp dần) qua các năm,
- Thường những năm đầu sẽ bị phạt rất cao từ 2-5%, từ năm thứ 2 sẽ giảm xuống dần.
Một số nhà băng sau 3 năm, sẽ không thu phí phạt trả nợ trước hạn của KH.
Ở Việt Nam, việc nơi thu nơi không là tùy thuộc chính sách của mỗi ngân hàng.
Có nhà băng cho rằng trong bối cảnh làm ăn khó khăn hiện tại, không thu phí trước hạn là cách họ chia sẻ khó khăn cùng với người vay.
Ngược lại, có ngân hàng thu phí để bù đắp lại nguồn thu bị ảnh hưởng do khách hàng tất toán trước hạn.
Một số ngân hàng lớn, phí phạt cũng thấp như:
⇒ Vietcombank, bidv, acb, sacombank, mbank, techcombank, vietinbank,…và một số khác ngân hàng nhỏ hơn cũng có phí phạt như: Tpbank, Vpbank, Vib,…
Cách xin giảm phí phạt trước hạn
Đây là cách mà Kienbank đã tư vấn cho rất nhiều khách hàng, và đã thành công rất nhiều và đã có nhiều khách hàng đã xin giảm được cả trăm triệu tiền lời từ ngân hàng.
Một số vấn đề trả nợ trước hạn, xin tiền lời ngân hàng như: Trả trước hợp đồng, Nợ xấu nhóm 3, Kiện tụng ra tòa án,..
⇒⇒ Đều có cách xin miễn hoặc giảm lãi từ Ngân Hàng.
Một số ngân hàng có chính sách giảm lãi cho khách hàng như:
- Khi khách hàng nợ xấu đến 90 ngày, tức là nhảy sang nhóm 3, tiền lãi phạt quá hạn sẽ được miễn hoàn toàn.
- Tuy nhiên, không phải ai cũng nói cho KH biết, mà vẫn sẽ bắt KH đóng, và số tiền phạt đó thì làm quỹ cho PGD ngân hàng.
Kienbank chỉ gợi ý và cung cấp kiến thức giúp KH như trên thôi, việc được giảm hay không còn tùy thuộc vào khách hàng.
Lưu ý: Vẫn có cách để xin miễn hoặc giảm phí phạt nhé.
Tin bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:
- Nhà gần mộ thì vay ở ngân hàng nào? Điều kiện vay ra sao?
- Bị nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không?
- Đất trồng cây hàng năm có thế chấp ngân hàng được không?
Hy vọng khách hàng đã biết thế nào là phí phạt trả nợ trước hạn và mốt số ngân hàng cho vay phạt phí ít hoặc không phạt trước hạn.
Nguồn: https://www.kienbank.com/