Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, chỉ tính riêng trong năm 2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 131.275 doanh nghiệp. Như vậy trung bình mỗi năm có khoản hơn 100.000 doanh nghiệp mới thành lập.
Và theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện vẫn còn đến 60% doanh nghiệp nhỏ mới thành lập chưa tiếp cận được vốn vay như vậy
Tin liên quan:
- Cách vay vốn khởi nghiệp kinh doanh từ ngân hàng
- Cha mẹ có thể bảo lãnh cho con cái vay được không?
- Đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp có được không?
Mục Lục
Doanh nghiệp siêu nhỏ, đặc biệt doanh nghiệp mới thành lập vì sao lại khó khăn khi tiếp cận vốn vay của ngân hàng?
Có rất nhiều câu trả lời chung chung từ các trang thương mại điện tử, báo đài được đưa ra để đánh giá khách quan như sau:
- Lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ tương đối cao, nếu như phân khúc lãi suất của các khách hàng doanh nghiệp SME Lớn trên thị trường hiện nay có mức ưu đãi là 7,5%/năm, thì lãi suất đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn, chênh nhau khoản độ 1,5% (ví dụ từ 9,5%/năm đến 10,5%).
- Và phần lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập có nhược điểm : Do mới đi vào hoạt động, và đang trong giai đoạn startup, ngành nghề kinh doanh chưa ổn định, chưa tạo ra dòng tiền đều, thường xuyên… để trả nợ ổn định cho ngân hàng cho nên nhiều ngân hàng ngần ngại, chưa cấp tín dụng, và chưa tiếp cận…
Tuy nhiên thực tế, qua trãi lòng của các khách hàng và qua quá trình tiếp xúc với nhiều khách hàng :
Nguyên nhân Doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp mới thành lập khó tiếp cận vốn vay
Việc cấp hạn mức cho doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp mới thành lập của các ngân hàng bị giới hạn bởi tài sản bảo đảm (tài sản thế chấp) :
Nếu như những khoản vay của các doanh nghiệp lớn có giá trị là 100 tỷ, 200 tỷ có khi lên đến hơn 1.000 tỷ, và có cả cho vay tín chấp, nhưng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, mới thành lập thì hạn mức tín dụng cực kỳ thấp: Chỉ 4 tỷ đồng là tương đối,
Ngoài ra việc cấp hạn mức tín dụng còn bị giới hạn bởi giá trị tài sản thế chấp, tức là không cho vay cao hơn 100% giá trị tài sản bảo đảm (trong khi các doanh nghiệp lớn có khi lên đến 200%, 300% giá trị tài sản bảo đảm).
Việc cấp hạn mức tín dụng cho những doanh nghiệp lớn thường tạo ra thu thuần và lợi nhuận mang về các lợi ích cho các ngân hàng nhiều hơn so với ích lợi từ việc cấp hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hầu hết các giao dịch của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ không mang lại thu thuần, lợi nhuận cho ngân hàng (do doanh nghiệp nhỏ chưa có doanh thu và dòng tiền về tài khoản ngân hàng ổn định, thường xuyên),
Điển hình là các giao dịch như: Giải ngân, phát hành bão lãnh, L/C thanh toán… của doanh nghiệp nhỏ lại mất thời gian cũng tương tự như một doanh nghiệp lớn. Chính điều này đã góp phần trở nên điểm hạn chế rất lớn khi cấp vốn cho các doanh nghiệp siêu nhỏ: Vừa tốn kém thời gian, nhân sự để xử lý mà không mang lại thu thuần và không đạt được hiệu quả.
Chính vì điểm bất cập trên, mà chủ trương và chính sách của các ngân hàng thường tập thường trung khai thác và chăm sóc mảng khách hàng Doanh nghiệp lớn, họ bỏ qua phân khúc doanh nghiệp nhỏ vì lợi nhuận kỳ vọng rất ít cho ngân hàng, cho nên các ngân hàng đặc biệt không mặn mà đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ…
Các anh, chị chủ doanh nghiệp mới thành lập, đang trong giai đoạn startup nên chưa có nhiều kinh nghiệm về quản trị, về giao dịch với đối tác, đặc biệt là các giao dịch với ngân hàng :
Khi đi giao dịch với các ngân hàng lớn thường bị các vấn đề bất cập, không đáng có : Phải chờ lâu, bổ sung chứng từ nhiều lần, do chưa có kinh nghiệm, tường tận các chứng từ và các loại giao dịch, gây mất thời gian cho cả đôi bên, gây tranh cãi, mâu thuẩn phát sinh…từ đó gây tâm lý “tiêu cực” cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ về ngân hàng,…
Ví dụ: Để được vay vốn, các doanh nghiệp siêu nhỏ thường chi trả chi phí bên ngoài bất hợp lý, mà lại tốn kém thời gian xử lý mất ít nhất 1 tháng, thậm chí đến 2 tháng mới nhận được nợ vay. Trong khi đó khoản vay cá nhân chỉ tối đa 4 đến 5 ngày là được giải ngân, nhận nợ.
Vì vậy hầu như đại đa số các anh/chị chủ doanh nghiệp mới thành lập, hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ đều chọn vay vốn với hình thức vay cá nhân để được tiếp cận vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu kinh doanh tức thời.
Không có tài sản đảm bảo – tài sản thế chấp cũng là một trở ngại lớn :
Do doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chưa đi vào quy mô và hệ thống bài bản như các SME vừa và lớn, cho nên có sự không nhất quán, thống nhất ý kiến giữa các cổ đông, đặc biệt là những doanh nghiệp có số lượng góp vốn từ 2 thành viên trở lên (nếu không phải doanh nghiệp gia đình, anh/chị/em trong gia đình mà có thêm thành viên góp vốn là người ngoài), thì rất khó để nhất quán trong việc đem tài sản thế chấp ngân hàng.
Thực tế là không phải không có tài sản thế chấp, nhiều thành viên góp vốn có tài sản thế chấp, nhưng do chưa thống nhất được quyền lợi và lợi ích,… nên vẫn chưa sử dụng tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng làm đòn bẫy tài chính hiệu quả.
Khoản vay của doanh nghiệp nhỏ cũng quy định hóa đơn, chứng từ, mục đích chặt chẽ – như doanh nghiệp lớn :
Bản chất các doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động đi lên từ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, và dịch vụ là chủ yếu nên không có chứng từ, hóa đơn rõ ràng.
Nhưng khi giao dịch vay vốn thì các ngân hàng thường quy định chứng từ và hóa đơn rõ ràng mới được phép giải ngân, chính điều này gây cản trở cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận vốn vay.
Thực tế vẫn có một số các ngân hàng cho vay giải ngân doanh nghiệp không cần hóa đơn chứng từ phức tạp – Mời bạn tham khảo cho vay bù đắp vốn doanh nghiệp, nhận tiền mặt
Đặc tính của doanh nghiệp là cho vay với mục đích bổ sung vốn lưu động
Đối với loại hình cho vay mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh thì các ngân hàng chỉ cho vay theo hình thức : Vay theo hạn mức tín dụng, thời hạn sử dụng hạn mức tối đa 12 tháng. Cho nên thường thấy :
Đến kỳ trả nợ áp lực khi không tìm được nguồn tiền để xoay sở trả nợ gốc ngân hàng khi đến ngày đáo hạn.
Các khoản vay doanh nghiệp thường xuyên đến kỳ đáo hạn (6 tháng, 9 tháng, nhiều nhất chỉ 12 tháng/lần) là phải đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp. Điều này thường gây áp lực cho các doanh nghiệp khi đến kỳ đáo hạn ngân hàng, không xoay sở được nguồn tiền.
Do hoạt đông kinh doanh chưa đều và ổn định, nguồn tiền cũng về chưa đều, giao dịch tiền mặt không qua chuyển khoản,… đó là đặc trưng chung của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập. Có khi tiền về để không trong tài khoản mất mấy ngày mà không sử dụng vào việc gì, đến kỳ đáo hạn ngân hàng thì áp lực không có tiền trong tài khoản trả nợ.
Không ít các chủ doanh nghiệp phải giải bài toán đáo hạn ngân hàng bằng cách tiếp ứng nguồn vốn huy động bên ngoài như: Vay mượn nóng, mượn đối tác, bán cổ phần, giam tiền đối tác,..
Chính điều này là nguyên nhân và là cản trở lớn nhất của các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Vẫn là bài toán giải chấp và đáo hạn ngân hàng
Doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng A, thái độ phục vụ ngân hàng A không tốt, ngân hàng B tốt hơn, nhiều tiện ích về dịch vụ hơn, nhưng do khoản vay doanh nghiệp nên không chuyển nợ sang ngân hàng B được => Muốn chuyển nợ phải tất toán tiền nợ tại ngân hàng A, nhưng tiền để tất toán xoay từ đâu ? Hình thức như thế nào ?
=> Đây cũng là bài toán nan giải liên quan về đáo hạn ngân hàng và vay thế chấp tiếp, nhưng đây là trường hợp khác ngân hàng: Cụ thể là giải chấp tất toán nợ từ A sang B.
Mách bạn: Hiện nay có một số ngân hàng có sản phẩm cho vay tái tài trợ, có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này (mời bạn tìm hiểu thêm; Cho vay tái tài trợ doanh nghiệp là gì ?)
Chưa kể đến việc, đang vay vốn tại ngân hàng A với hình thức vay cá nhân, muốn tất toán nợ chuyển sang B thì chuyển nợ bằng cách nào ? chuyển như thế nào khi đang là khoản vay cá nhân chuyển sang doanh nghiệp….
Xu hướng các khoản vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chuyển sang khoản vay cá nhân, tức vay vốn ngân hàng dưới hình thức cá nhân đứng tên để việc vay vốn được dễ dàng và chi phí hợp lý hơn, và không áp lực trả nợ khi đến hạn.
Tuy nhiên nếu vì những khó khăn nêu trên mà bạn bỏ qua ý định vay vốn với tư cách là doanh nghiệp: Thì bạn đã mất đi một cơ hội lớn để công ty phát triển và nhiều chi phí cơ hội khác rất đáng tiếc.
Bởi vì nếu như bạn có ý định và hoạch định đi đến phát triển lâu dài, tăng quy mô công ty, thì những cơ hội khi vay một khoản vay đứng tên doanh nghiệp: Bạn sẽ có rất nhiều lợi ích lâu dài và nhiều cơ hội để phát triển công ty,…
Các lợi ích khi vay vốn ngân hàng đứng tên doanh nghiệp:
Về lãi suất: Lãi suất cho vay doanh nghiệp thường thấp hơn 1% đến 2%, và có nhiều lợi ích ưu đãi hơn so với lãi suất của khoản vay khách hàng cá nhân.
VD: Nếu tại các ngân hàng thuộc khối nhà nước lãi suất vay vốn của doanh nghiệp là 8%/năm, thì cá nhân từ 11%/năm.
Được hạch toán chi phí lãi vay vào kết quả kinh doanh của kỳ báo cáo thuế
Giảm thiểu lợi nhuận và sẽ dẫn đến được giảm một khoản thuế phải đóng.
Khi bạn có kế hoạch phát triển công ty, thì một doanh nghiệp khi chọn đúng ngân hàng tốt để cùng đồng hành với công ty bạn: Công ty đi sẽ phát triển lâu dài và bền vững.
Khi đó ngân hàng sẽ lớn cùng công ty bạn, phát triển cùng công ty bạn, ngân hàng theo bạn từ lúc doanh nghiệp còn bé tí không có tiếng tăm cho đến lúc có thương hiệu, có chỗ đứng,
Ngân hàng đồng hành sẽ hỗ trợ bạn:
- Ngoài việc vay thế chấp tài sản thông thường ngân hàng còn tài trợ cho bạn 1 khoản vay tín chấp có khi lên đến 200% hoặc 300% giá trị tài sản định giá.
- Lúc này sẽ không còn là 80% theo giá trị tài sản như một khoản vay cá nhân hay doanh nghiệp siêu nhỏ thông thường nữa,…
=> Để làm được điều này bạn phải giao dịch lâu dài với ngân hàng, phải tạo nên uy tín từ khi đang khởi nghiệp, từ lúc doanh nghiệp nhỏ mới thành lập cho đến khi phát triển lên quy mô lớn).
Vì lựa chọn đồng hành cùng ngân hàng, nên ngân hàng hiểu rõ tình hình tài chính của bạn, giúp bạn:
- Khi công ty bạn lớn mạnh, ngân hàng sẽ tư vấn và hoạch định kế hoạch tài chính đúng đắn để công ty bạn ổn định và phát triển.
- Không chỉ bạn, mà các đối tác của bạn cũng đều có lợi : Một ngân hàng chuyên về doanh nghiệp sẽ có hệ thống ổn định, kết nối với nhiều đối tác của bạn không chỉ trong nước mà còn quốc tế…
- Ngoài ra: Hiện nay trên thị trường có một số ngân hàng có ưu đãi: Áp dụng với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập lần đầu vay vốn: Tỷ lệ cho vay khá cao có thể lên đến 100% – 120% giá trị định giá. Trong khi khoản vay cá nhân chỉ giới hạn tỷ lệ 70% đến 80% giá trị định giá tài sản.
- Việc ngân hàng cấp tín dụng không chỉ dừng lại ở vay vốn, mà còn các dịch vụ khác như: Bảo lãnh, LC, Upas LC (vay USD hoặc ngoại tệ trả chậm), thanh toán quốc tế….Điều mà khi quy mô công ty bạn phát triển lên tầm cỡ lớn thì không tránh khỏi việc sử dụng các dịch vụ này.
Nhưng, nên lựa chọn ngân hàng nào để cùng đồng hành và cùng phát triển?
Mỗi một ngân hàng sẽ có một cơ chế và chính sách khác nhau. Cho nên có thể vay vốn ở ngân hàng này phù hợp nhưng vay vốn ở ngân hàng khác không phù hợp.
Và cũng tùy loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn quyết định lựa chọn ngân hàng đồng hành để cùng có lợi ích cho các đôi bên, bởi vì :
Ngoài vay vốn thì các giao dịch khác, lợi ích khác… cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn ngân hàng đồng hành.
Bài viết liên quan:
- Sản phẩm vay mua xe ô tô dành cho doanh nghiệp lãi suất ưu đãi
- Hỗ trợ công ty doanh nghiệp tới kỳ đáo hạn khế ước nhanh chóng
- Vay tín chấp doanh nghiệp tới 3 tỷ không cần thế chấp
Bạn có thể tham khảo thêm danh sách các ngân hàng tại Việt Nam – cập nhật mới nhất về tên viết tắt, vốn điều lệ…để có thêm cho mình nhiều lựa chọn phù hợp.
Nguồn: https://www.kienbank.com/