Banner Header Kiebank

Cho vay ngang hàng – Đừng làm biến tướng, gây tác động tiêu cực của mô hình kinh doanh P2P

Hiện nay thuật ngữ : Cho vay ngang hàngP2P lending đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Thuật ngữ này thật ra còn khá mới ở Việt Nam, thậm chí chúng ta chỉ nghe nhắc đến khái niệm này lần đầu tiên, nhưng thật ra thuật ngữ này đã xuất hiện cách đây một vài năm trên thế giới (khoảng 4 năm trở lại đây).

Vậy thì cho vay ngang hàng là gì ? Và có lợi ích gì, và đóng vai trò gì bên cạnh những rủi ro mà dư luận, cơ quan báo đài đang rất quan tâm ? Hôm nay chúng tôi tổng hợp các thông tin và hệ thống các kiến thức để mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến chủ đề này này, mời bạn cùng KIENBANK tìm hiểu nhé !

Để hiểu được khái niệm về “Cho vay ngang hàng” là gì, mời bạn đi qua qua khái niệm mô hình kinh doanh P2P.

P2P là gì ? Mô hình kinh doanh P2P là gì ?

P2P thuật ngữ trong công nghệ thông tin, có ý nghĩa là Mạng ngang hàng hay mạng đồng đẳng.

P2P là từ viết tắt của Peer – to – peer network : Mạng ngang hàng hoạt động chủ yếu dựa vào khả năng tính toán và băng thông của các máy cùng tham gia chứ không như trước đây, chỉ tập trung vào một số các máy chủ trung tâm. Nói chính xác mạng đồng đẳng không có phân biệt giữa máy chủ và máy khách – tất cả các máy tham gia đều đồng đẳng.

Lợi ích của mạng đồng đẳng: Sử dụng kết nối các máy thông qua kết nối dạng ad hoc (mạng tùy biến không dây), từ đó có nhiều ứng dụng hơn, và thích hợp chia sẻ tập tin, tất cả các dạng như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu,…hoặc rất thích hợp để truyền dữ liệu thời gian thực như điện thoại VOIP => Lợi ích này dùng thiết kế phần mềm để quản lý khách hàng hiệu quả hơn so với truyền thống.

Trở về chuyện mô hình kinh doanh P2P
Trở về chuyện mô hình kinh doanh P2P

Trở về chuyện mô hình kinh doanh P2P

Mô hình kinh doanh P2P xuất phát từ mạng ngang hàng, là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và là bước đệm tiến tới mô hình xã hội chuẩn 5.0.

Mô hình P2P trong kinh doanh là việc trung gian thanh toán kết nối giữa người bán hàng và người mua hàng thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ số – Mạng ngang hàng.

Điển hình cho mô hình kinh doanh P2P tại Việt Nam có Grap, Uber, Lazada, Propzy…

Có thể bạn quan tâm Mô hình kinh doanh P2P có liên quan gì đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng xây dựng xã hội 5.0 ?

Cho vay ngang hàng – Mô hình kinh doanh P2P của ngành tài chính ngân hàng

Cho vay ngang hàng, tên tiến Anh là peer – to – peer lending – viết tắt P2P lending là mô hình kinh doanh của các công ty trong lĩnh vực tài chính và cho vay, hoạt động theo nguyên tắc P2P, dựa trên ứng dụng nền tảng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính tiền tệ (còn gọi là Fintech).

Thị trường cho vay ngang hàng tại Việt Nam và trên thế giới

Hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam :

Tại Việt Nam, xuất hiện lần đầu vào năm 2014 có Huy Dong với mô hình cho vay ngang hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp, Tima (2015): Cho vay tiêu dùng tín chấp,…, hiện nay dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ Fintech có Thebank, Tima, Mofin, Lendbiz, Verco…

Hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc : P2P kết nối trực tiếp giữa người đi vay (cầu) và bên cho vay (cung), trên nền tảng ứng dụng công nghệ số là website, app, phần mềm quản lý khách hàng,…

  • Người đi vay: Là cá cá nhân hoặc doanh nghiệp trong nước có nhu cầu vay vốn, từ mục đích vay tiêu dùng, tín chấp… đến vay sản xuất kinh doanh.
  • Người cho vay (nguồn cung): Là các ngân hàng, các công ty tài chính,…và dự kiến là các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động cho vay ngang hàng.

Sự phát triển, bùng nổ mô hình kinh doanh P2P nói chung và cho vay ngang hàng nói riêng trên thế giới

Trên thế giới thị trường cho vay ngang hàng đang có tốc độ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm là 17,8%. Theo số liệu thống kê của ngân hàng phát triển châu Á :Thị trường cho vay ngân hàng toàn cầu ước tính sẽ có mức tăng trưởng lên đến 53%/năm.

Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thị trường cho vay ngang hàng trên thế giới.

Tuy nhiên, với sự bùng nổ, thiếu kiểm soát chặt chẽ bằng quy định pháp luật và sự ra đời chậm trễ của hệ thống pháp luật cho vay ngang hàng của chính phủ tại Trung Quốc, dẫn đến kéo theo hệ lụy: Nhiều công ty cho vay ngang hàng bị sụp đổ, biến tướng dưới hình thức: huy động vốn của nhà đầu tư, lừa đảo, trá hình “tín dụng đen”, kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho xã hội…

Mãi cho đến những năm gần đây, pháp luật về cho vay ngang hàng mới được quy định cụ thể tại một số nước.

Hiện nay, các nước thuộc khối ASEAN: Một số nước đã hoàn thiện banh hành luật pháp, một số nước hiện vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu:

  • Điển hình là có Ngân hàng trung ương Thái Lan ban hành cẩm nang triển khai khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho vay ngang hàng vào năm 2016.
  • Sau đó, năm 2017 Cơ quan Quản lý dịch vụ tài chính của Indonesia đã ban hành các quy định về cho vay ngang hàng

Tại Trung Quốc: Tháng 8/2016 – Chính phủ Trung Quốc ban hành những quy định tạm thời để quản lý giám sát hoạt động kinh doanh P2P của các công ty tài chính.

Đến tháng12/2017, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc mới chính thức ban hành quy định mới đối với hoạt động cho vay ngang hàng.

Như vậy hoạt động cho vay ngang hàng vẫn còn khá mới trên thế giới, nhưng đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ tại một số quốc gia trên thế giới.

Pháp luật Việt Nam có quy định và chế tài gì trong ngành nghề kinh doanh “cho vay ngang hàng”

Hiện tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng.

Theo luật dân sự 2015: Ngoài các tổ chức tín dụng là ngân hàng, công ty tài chính, quỹ đầu tư… được phép kinh doanh hoạt động lĩnh vực cho vay, thì việc “vay mượn nợ”, giữa những tổ chức, những cá nhân với nhau vẫn được pháp luật thừa nhận bằng “hợp đồng dân sự”.

Ngoài ra việc cho vay, mượn nợ này phải thỏa điều kiện : Lãi suất cho vay phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước ban hành trong từ thời kỳ và không được biến tướng sang hình thức cho vay nóng, tín dụng đen,…

Như vậy việc “cho vay, mượn” là hành vi dân sự được pháp luật thừa nhận, nhưng ngành nghề kinh doanh cho vay ngang hàng hiện vẫn chưa có chế tài, quy định cụ thể.

Những vấn đề chưa được quy định và giám sát cụ thể bằng văn bản pháp luật tại Việt Nam trong mô hình kinh doanh cho vay ngang hàng hiện nay:

  • Quy định về giới hạn đầu tư, hay giới hạn cho vay của nhà đầu tư rót vốn vào công ty ngang hàng.
  • Quy định và tiêu chuẩn cấp phép, hoạt động đối với tổ chức cung ứng nên tảng công nghệ số
  • Quy định và hoạt động đối với việc công bố thông tin.

Theo ngân hàng nhà nước: Hiện đang gấp rút gửi văn bản đến các cơ quan ban ngành có liên quan, sẽ có một dự thảo để giám sát hoạt động “cho vay ngang hàng”, có nghĩa là những vấn đề mà pháp luật chưa có quy định cụ thể, rõ ràng sẽ được quy định và giám sát chặt chẽ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam trong thời gian tới.

Ứng dụng mô hình P2P trong kinh doanh mang đến cơ hội, lợi ích và thách thức
Ứng dụng mô hình P2P trong kinh doanh mang đến cơ hội, lợi ích và thách thức

Ứng dụng mô hình P2P trong kinh doanh mang đến cơ hội, lợi ích và thách thức

Những tiềm năng trong thị trường P2P :

Cách mạng công nghệ 4.0 kéo theo đó là sự tăng trưởng, gia tăng mạnh về việc sử dụng Internet cùng Smarphone trong những năm gần đây.

Theo thống kê, hiện tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng hằng năm là 49,7%/năm, con số tương tự đối với Smarphone là 48,6%.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng

Theo thống kê, hiện có từ 60% đến 70% doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chưa được tiếp ứng vốn vay chính thống từ các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng hay quỹ đầu tư. Chính vì điều này, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tiếp cận các kênh huy động vốn không chính thống như: Tín dụng đen, vay mượn bên ngoài…

Xem thêm tại doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt doanh nghiệp mới thành lập vì sao gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay ngân hàng ?

Việc ứng dụng mô hình P2P trong lĩnh vực tài chính mang đến lợi ích :

Đối với bên đi vay tiền (nhu cầu) :

  • Hỗ trợ kênh tài chính cho mọi đối tượng khách hàng: Từ cá nhân đến doanh nghiệp, đẩy lùi và giảm thiểu tín dụng đen.
  • Hầu hết những khách hàng tham gia vay mô hình P2P là những khách hàng không được tiếp cận thông tin minh bạch từ ngân hàng chính thống, dẫn đến không được tiếp cận nguồn vốn vay chính thống
  • Khi tiếp cận mô hình P2P, khách hàng đi vay được phổ cập, cập nhật thường xuyên kiến thức, thông tin minh bạch về : Kinh nghiệm giao dịch với ngân hàng, cũng như mang đến nhiều tiện ích qua các ứng dụng công nghệ.
  • Khách hàng vay không cần đến trực tiếp ngân hàng, trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê, quy trình cho vay xét duyệt phức tạp…
  • Được đơn giản hóa các thủ tục giao dịch, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn.

Đối với bên cho vay (nhà đầu tư, ngân hàng,..)

  • Đốt cháy các giai đoạn tiếp cận khách hàng truyền thống như: Telesale, book lịch hẹn gặp, chốt bán… đi đến trực tiếp “thẩm định khách hàng và cho vay” – Đi tắt đón đầu, mang đến cơ hội đạt doanh số hoàn thành KPI nhanh chóng
  • Không tốn kém chi phí nhân sự, bộ máy quản lý nhân sự cồng kềnh,…tối ưu hóa chi phí nhân sự
  • Ngoài ra, những khách hàng đi vay theo mô hình P2P rất phong phú và đa dạng về đối tượng, mang đến cơ hội bán chéo nhiều sản phẩm tiện ích từ các giao dịch cá nhân cho đến doanh nghiệp: Mở thẻ tín dụng, casa tài khoản thanh toán, bảo lãnh…dễ đạt được hiệu quả KPI cho ngân hàng, mang đến thu thuần cao.

Trước những lợi ích và cơ hội, P2P còn tìm ẩn nhiều rủi ro và mang đến thách thức trong hoạt động tài chính như :

  • Hệ thống cho vay ngang hàng còn mới, chưa có niềm tin từ xã hội.
  • Một số tổ chức lợi dụng biến tướng thành “tín dụng đen”
  • Hiện chưa có pháp luật, hành lang pháp lý bảo vệ, Trung Quốc là một bài học bùng nổ về sự phát triển P2P trong hoạt động cho vay mà không có sự kiểm soát.

Tuy nhiên, sự việc nào cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó, với những lợi ích mà mô hình P2P mang lại, thì chúng tôi vẫn có niềm tin rằng sẽ vực dậy hiệu quả kinh tế, đáp ứng kịp thời cách mạng công nghệ 4.0, không chỉ có lĩnh vực tài chính, mà còn nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Việc còn lại là cần có hành lang pháp lý quy định cụ thể để mô hình P2P hoạt động chính thức phù hợp với sự tiến bộ của thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam – Cập nhật mới nhất

Nguồn tham khảo: Cafef, tapchitaichinh,…

Biên soạn: Minh Minh

Bài viết liên quan:

Scroll to Top