Tôi là Trần Văn Trung, hiện tôi có khoản vay ngân hàng Techcombank là 100 triệu, bây giờ tôi muốn vay lên thêm 50 triệu nữa. Vậy Kienbank tư vấn giúp cho tôi, liệu tôi đang nợ tiền ngân hàng có vay thêm được hay không?
Mục Lục
Vay thêm khi còn nợ ngân hàng có được hay không?
Câu trả lời là: Bạn có thể vay tăng thêm vốn ở ngay chính ngân hàng bạn đang vay, hoặc làm hồ sơ vay thêm vốn ở một số ngân hàng khác rất dễ dàng, miễn:
- Hiện tại bạn không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ của bạn hiện tại là nợ nhóm 1.
- Nếu hiện tại khoản vay của bạn đang là khoản vay khách hàng cá nhân, thì dư nợ hiện tại có giá trị dưới 5 tỷ đồng (vay trên 5 tỷ thường hồ sơ rất khó duyệt vay, dễ bị ngân hàng từ chối cho vay).
- Bạn chứng minh được nguồn thu nhập để trả hết tất cả các khoản vay, bao gồm khoản vay đang nợ tại ngân hàng hiện tại và khoản vay dự kiến vay tăng thêm.
- Và điều quan trọng là: Trong quá khứ bạn chưa từng bị phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu (bạn có thể tham khảo thêm thông tin nợ xấu có ảnh hưởng gì? Để tránh cho mình rơi vào tình trạng nợ xấu).
Tin liên quan:
- Nhà gần mộ thì vay ở ngân hàng nào?
- Bị nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không?
- Đất trồng cây hàng năm có thế chấp ngân hàng được không?
Vay thêm khi còn nợ ở ngay chính ngân hàng tôi đang vay tốt hơn, hay làm hồ sơ vay thêm ở ngân hàng khác tốt hơn?
Nếu dư nợ của bạn thấp (dưới 5 tỷ), và Ngân hàng hiện tại đồng ý duyệt vay tăng thêm cho bạn thì bạn nên vay ở ngay chính ngân hàng đó. Bởi vì:
- Có thể việc vay thêm vốn căn cứ theo tài sản hiện tại đang thế chấp ở ngân hàng đó, bạn không cần đưa thêm tài sản khác vào
- Bạn sẽ không phải mất thêm thời gian, thủ tục đi đi công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Khi đó hồ sơ chứng minh thu nhập tại ngân hàng hiện tại đã có sẵn, bạn không cần mất thêm thời gian và thủ tục để bổ sung hồ sơ nữa.
Trong trường hợp xấu, ngân hàng hiện tại không đồng ý duyệt cho vay tăng thêm : Bạn cân nhắc đến phương án vay vốn thêm ở ngân hàng khác.
Nếu như vay vốn thêm ở ngân hàng khác mà không có tài sản khác ngoài tài sản hiện tại (đã thế chấp tại ngân hàng đang vay), thì : Lúc này, bạn cần xác định lại tài sản đang thế chấp ngân hàng hiện tại là tài sản nào, có giá trị định giá là bao nhiêu ?
Bạn cần tìm đến một ngân hàng có giá trị định giá cao, sát đúng với giá thị trường, có giá trị định giá cao hơn ngân hàng hiện tại để việc vay thêm vốn của bạn dễ dàng hơn.
=> Mời bạn tham khảo qua công thức định giá tài sản qua bài cách định giá tài sản nhà vay ngân hàng
Tôi cần chuẩn bị gì để vay vốn tăng thêm ở ngân hàng khác?
Trường hợp bạn có tài sản khác thay thế tài sản hiện đang thế chấp ở ngân hàng hiện tại :
Thì bạn cứ tiến hành làm hồ sơ vay thêm ở ngân hàng khác bình thường, không phải lo lắng, còn:
Bạn cần được tư vấn lãi suất vay và cách vay ngân hàng tốt nhất. Hãy liên hệ ngay Kienbank để được chuyên viên tài chính tư vấn hoàn toàn miễn phí. Click vào đây cách tính lãi suất vay ngân hàng agribank để biết thêm chi tiết.
Trường hợp bạn không có tài sản nào ngoài tài sản hiện tại đang thế chấp tại ngân hàng đang vay thì:
- Bạn cần xem xét kỹ lưỡng về phương án chuyển nợ từ ngân hàng A sang B, chuyển bằng cách nào, chuyển như thế nào ?
- Theo nguyên tắc cho vay thì: Bạn tất phải toán toàn bộ dư nợ vay tại ngân hàng hiện tại và lấy tài sản thế chấp ra,
- Sau khi tất toán toàn bộ dư nợ và lấy tài sản ra thì bạn mới được công chứng thế chấp và giải ngân cho vay tại ngân hàng khác.
Bạn tham khảo thêm thông tin về “Giải chấp là gì? Thủ tục xóa giải chấp ở ngân hàng” ở ngân hàng hiện tại để nắm rõ quy trình.
Vậy thì, điều bạn cần làm khi chuyển dư nợ từ ngân hàng A sang ngân hàng B là gì?
Điều đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng: Hồ sơ vay thêm tại ngân hàng khác (ngân hàng B) của bạn đã được duyệt hoàn toàn, chỉ chờ công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm rồi tiến hành giải ngân,
Căn cứ để xác định khoản vay của mình đã được phê duyệt là theo Thông báo phê duyệt cấp tín dụng mà Ngân hàng B phát hành và gửi đến bạn.
Lúc này bạn mới tính đến phương án dùng tiền để tất toán toàn bộ dư nợ vay tại ngân hàng hiện tại (ngân hàng A) và đi qua ngân hàng khác (ngân hàng B) vay.
Và tiền để tất toán dư nợ hiện tại lấy ở đâu ? Bạn lo lắng khi không tìm được nguồn tiền dùng để tất toán dư nợ để lấy tài sản ra (gọi là giải chấp tài sản) ?
Bạn yên tâm,
Hiện nay có một số ngân hàng có sản phẩm chuyển nợ (gọi là mua nợ từ ngân hàng khác, hay gọi là cho vay tái tài trợ), gọi là sử dụng nguồn tiền từ chính ngân hàng dự định vay tăng thêm (ngân hàng B).
Nói một cách đơn giản cho bạn dễ hiểu: Cho vay tái tài trợ, gọi là chuyển nợ từ ngân hàng A sang ngân hàng B, có nghĩa là bạn đang vay tại ngân hàng A ra sao, cho mục đích gì, thời gian bao lâu,…
Thì toàn bộ dư nợ của bạn sẽ được chuyển sang ngân hàng B cũng với mục đích như vậy, cũng thời gian cho vay như vậy, cùng một tài sản,… chỉ khác nhau là lãi suất cho vay và khác tên ngân hàng.
Ngân hàng mà bạn có ý định vay tăng thêm (ngân hàng B) sẽ dùng tiền của chính ngân hàng đó, đem giải ngân trực vào tài khoản nợ vay của bạn tại ngân hàng A, vì vậy
Bạn hoàn toàn không bị mất phí giải chấp (do dùng nguồn tiền của ngân hàng).
Tin tức liên quan:
- Vay thế chấp nhà diện tích nhỏ dưới 30m thậm chí 20m
- Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV lãi suất vay ưu đãi
- Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank
Tuy nhiên, phương án chuyển nợ dùng nguồn tiền của ngân hàng có một nhược điểm là: Tuy không tốn kém chi phí giải chấp nhưng thời gian xử lý khá lâu, xét duyệt kỹ hơn nhưng hồ sơ bình thường. Cho nên, muốn vay nhanh, hồ sơ duyệt dễ dàng mà không có nguồn tiền để tất toán nợ vay tại ngân hàng hiện tại,
Nguồn: https://www.kienbank.com/