Banner Header Kiebank

Đất thương mại dịch vụ có thế chấp được hay không?

Đất thương mại dịch vụ có thế chấp được hay không?

Năm 2009, Gia đình tôi có một miếng đất ruộng ở Bến Lức– Long An, bị quy hoạch dự án mở rộng đường vành đai 4. Khi tiến hành giải tỏa đền bù, nhà nước có thỏa thuận không đền bù bằng tiền, mà đền cho gia đình tôi một mảnh đất khác, Mảnh đất đó sau này sẽ ngay trung tâm thương mại, có vị trí thuận lợi để nhà tôi kinh doanh và sinh sống. 

Sau khi làm thủ tục nhận đền bù, hoàn tất hồ sơ cấp giấy chứng nhận mảnh đất trên, thì Theo giấy chứng nhận QSD đất có ghi là: Mục đích sử dụng “đất thương mại dịch vụ”, thời hạn sử dụng là 50 năm – đến năm 2069.

Tin liên quan:

Tôi tính phương án đầu tư xây dựng cao ốc thương mại trên mảnh đất nhận đền bù để cho thuê, sinh lợi, nhưng không có tiền, nên tính vay ngân hàng 2 tỷ đồng. Nhờ KIENBANK tư vấn giúp, trường hợp của tôi:

Đất thương mại dịch vụ có thế chấp được hay không ?
Đất thương mại dịch vụ có thế chấp được hay không ?

Đất thương mại dịch vụ có được thế chấp hay không?

KIENBANK tư vấn:

Theo khoản 1, điều 188, luật đất đai năm 2013: Điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất:

“ Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  1. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  2. Đất không có tranh chấp;
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. Trong thời hạn sử dụng đất

Như vậy trường hợp của bạn: Đất đã có giấy chứng nhận, và không bị tranh chấp, không bị kê biên, còn thời hạn sử dụng, thì:

Bạn có thể thế chấp vay vốn tại Ngân hàng, hoặc chuyển nhượng bất động sản đều được.

đất thương mại dịch vụ
đất thương mại dịch vụ

Căn cứ khoản 3, điều 153 luật đất đai: Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua hình thức:

  • Nhà nước cho thuê đất; 
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác,

Hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua hình thức:

  • Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; 
  • Thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
  • Được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ

Trong quá trình khó khăn làm hồ sơ vay vốn thì anh/chị có thể xem thêm cách xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank vay thế chấp sổ đỏ đơn giản nhất do Kienbank trực tiếp tư vấn, đảm bảo bạn sẽ vay nhanh chóng

Như vậy, điểm hạn chế của “đất thương mại dịch vụ” là:

đất thương mại dịch vụ làm nhà hàng
đất thương mại dịch vụ làm nhà hàng

Không cho phép chuyển nhượng Quyền sử dụng đất thương mại, dịch vụ của đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ngoài ra:

Tính chất của “đất thương mại dịch vụ” là:

Xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ” – Khoản 1, điều 153 luật đất đai 2013,

Cho nên việc xin giấy phép xây dựng trên đất thương mại dịch vụ cũng bị giới hạn. Nếu bạn xin phép xây dựng không đúng mục đích sử dụng đất như trên, mà xây dựng nhà: để ở, làm nhà phố,…thì có khả năng bị thu hồi theo luật đất đai.

Đối với trường hợp của bạn, nếu như bạn xin phép xây dựng cao ốc thương mại, phục vụ cho việc kinh doanh cho thuê,..thì vẫn phù hợp, pháp luật cho phép.

Chính sách cho vay đất thương mại dịch vụ của ngân hàng
Chính sách cho vay đất thương mại dịch vụ của ngân hàng

Chính sách cho vay đất thương mại dịch vụ của ngân hàng

Theo luật đất đai vẫn cho phép thế chấp bình thường đất thương mại dịch vụ, tuy nhiên thực tế: Một số ngân hàng có chính sách hạn chế hoặc thậm chí không nhận bất động sản có mục đích sử dụng đất là đất “thương mại dịch vụ”, 

  • Căn cứ các điểm hạn chế nêu trên, mà mục đích sử dụng đất thương mại dịch vụ thường gây rủi ro cho phía Ngân hàng, tính thanh khoản thấp…
  • Chỉ có một số ngân hàng mới nhận đất thương mại dịch vụ như: Agribank, Sacombank,…

Bài viết được nhiều khách hàng quan tâm:

Như vậy có thể nói chính sách cho vay đất thương mai dịch vụ cũng tùy thuộc vào quy định của một số ngân hàng. Bạn tham khảo thêm chính sách nhận tài sản của ngân hàng để biết thêm thông tin nhé. Hoặc bạn có thể gọi cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top