Banner Header Kiebank

Dư nợ xấu khác là gì? chia sẻ kinh nghiệm vay vốn ngân hàng

Hôm nay, KIENBANK chia sẻ đến các bạn một kiến thức khá chuyên sâu về nhóm nợ xấu khác, mà bạn cần nắm bắt thông tin, để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc giao dịch với ngân hàng

Dư nợ xấu khác là gì
Dư nợ xấu khác là gì

Dư nợ khác trong CIC là gì

Thông thường khi tra cứu CIC, thông tin về dư nợ vay vốn của bạn sẽ được phân thành nhóm nợ từ 1 đến 5.

  • Nợ nhóm 1: Dư nợ bình thường, lịch sử trả nợ tốt. Sẽ có lợi khi bạn làm hồ sơ vay vốn tại các Ngân hàng.
  • Nợ nhóm 2: Dư nợ cần chú ý, đây là nhóm nợ cảnh báo có thể chuyển sang nợ xấu, có thể việc vay vốn tại các Ngân hàng, Công ty tài chính… (Tổ chức tín dụng) có thể vẫn được giải quyết nhưng có thể rất khó khăn và vất vả.

Việc phân nhóm nợ càng cao: Bạn càng khó khăn vay vốn tại ngân hàng hơn.

Và nếu bạn bị phân vào nhóm nợ xấu: Nợ từ nhóm 3, 4, 5, thì có khả năng bạn sẽ không được vay vốn tại các ngân hàng nữa vì lịch sử quan hệ tín dụng rất xấu.

Chi tiết về từng nhóm nợ, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Các nhóm nợ xấu ngân hàng là gì? Và nếu đã bị nợ xấu thì có thể vay tiền ở đâu ? Ở đây chúng tôi xoáy quanh khái niệm “dư nợ xấu khác” là gì.

Trước khi đi vào khái niệm dư nợ xấu khác là gì, bạn cũng nên tìm hiểu qua:

Nợ có khả năng mất vốn là gì?

Nợ có khả năng mất vốn là tên gọi khác của nợ xấu nhóm 5. Khi bị nợ nhóm 5, có khả năng bạn bị xử lý khởi kiện tại tòa. Tài sản của bạn có thể xử lý thi thành án: Phát mãi tài sản bán đấu giá ở mức thấp.

Hoặc có thể tiếp theo sau nhóm 5: Khoản nợ xấu của bạn sẽ được bán cho VAMC (gọi là dư nợ xấu khác).

Tìm hiểu xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank nợ xấu ngân hàng là gì và các mức độ của nợ xấu

Dư nợ xấu khác là gì?

Nếu trường họp nhóm nợ của bạn không bị liệt vào từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo tra cứu CIC, thì bạn đã thuộc trường hợp dư nợ xấu khác, có nghĩa rằng : Lúc này khi tra cứu CIC, thông tin CIC sẽ hiển thị rằng bạn có “dư nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (còn gọi là VAMC)”.

Đồng nghĩa với việc: Lịch sử quan hệ tín dụng của bạn rất xấu, không thể khắc phục, sửa chữa.

VAMC Là gì
VAMC Là gì

VAMC là gì?

VAMC là Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam thành lập 27/06/2013, 100% vốn nhà nước.

Đây là tổ chức công ty mua bán nợ quốc gia, chuyên để xử lý nợ xấu của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, đây là các giải pháp của Chính phủ giải cứu cho hệ thống tránh khỏi sụp đổ/phá sản trên diện rộng.

Đối với các khoản vay của Tổ chức (các doanh nghiệp, các công ty) thì đối tượng hỗ trợ của VAMC là các định chế tài chính và phía sau đó là các Doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn lớn có các khoản vay không trả được đúng hạn.

Cách thức vận hành VAMC: Chính phủ bỏ tiền mua lại khoản nợ xấu của các Tổ chức tín dụng và sau đó, tìm cách xử lý nợ xấu này để thu hồi (ví dụ như cơ cấu lại doanh nghiệp, bán doanh nghiêp, hoặc tài sản của doanh nghiệp, …).

Đối với các khoản vay nợ xấu khách hàng cá nhân, VAMC chủ yếu xử lý bán tài sản để thu hồi nợ theo giá thị trường,

Hoặc nếu khách hàng cá nhân có phương án kinh doanh hiệu quả, VAMC vẫn hỗ trợ cơ cấu lại nợ vay và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay như bảo lãnh vay vốn tại các Tổ chức tín dụng => Thông thường thực tế việc hỗ trợ này chỉ áp dụng cho các khoản nợ có dư nợ lớn.

VAMC công ty quản lý tài sản nợ xấu của ngân hàng
VAMC công ty quản lý tài sản nợ xấu của ngân hàng

Khi có dư nợ đã bán cho VAMC, thì lúc này khoản nợ xấu của tôi với phía Ngân hàng sẽ được giải quyết ra sao?

Căn cứ theo thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013: “Toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên VAMC theo hợp đồng mua, bán nợ”.

Nghĩa là: Bạn vẫn phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ như Hợp đồng tín dụng đã ký cho VAMC thay vì thực hiện cho phía Ngân hàng, trong đó có trách nhiệm thanh toán nợ xấu ngân hàng.

Thông thường, đối với các khoản vay vốn cá nhân: Chỉ khi nào khoản vay của bạn có giá trị lớn (trên 10 tỷ đồng),

Hoặc tài sản bảo đảm bảo của bạn thuộc dạng đặc thù, khó phát mãi, khó thanh khoản,… (Giá trị lớn, có công trình xây dựng chuyên dụng đặc biệt,..) thì khoản nợ xấu của bạn mới chuyển sang VAMC,

Còn lại, đối với những khoản nợ xấu khách hàng cá nhân thông thường: Đều chuyển sang thi hành án để bán tài sản xử lý nợ.

Bạn tham khảo thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của KIENBANK về dư nợ xấu khác, khi cần tham khảo thêm thông tin hữu ích bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top