Banner Header Kiebank

Làm sao biết mình có bị nợ xấu hay không?

“Tôi nhớ là tôi đã đóng nợ ngân hàng đầy đủ hàng tháng, nhưng vẫn bị nợ xấu và ngân hàng từ chối hồ sơ vay của tôi…”; “Tôi bị nợ xấu do mua xe trả góp mà không hề hay biết…”; “Tôi đưa thẻ tín dụng cho em họ mượn, không ngờ bị nợ xấu…”

Đó là những tình huống thực tế mà rất nhiều khách hàng tìm đến KIENBANK, thắc mắc cách làm sao để biết mình có nợ xấu hay không? Nhờ KIENBANK tư vấn giúp:

Làm sao biết mình bị nợ xấu
Làm sao biết mình bị nợ xấu

Làm sao biết mình có bị nợ xấu hay không?

Để kiểm tra xem bạn có bị nợ xấu hay không, thông thường chỉ khi tra cứu CIC thì mới biết chính xác được thông tin lịch sử quan hệ tín dụng của bạn.

Bạn nên tìm hiểu qua khái niệm CIC là gì? để hiểu rõ hơn về hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Việt Nam (CIC).

(Ghi chú: Tra cứu thông tin CIC là hoạt động dùng tài khoản được mở tại Trung tâm Thông tin tín dụng Việt Nam để thực hiện tra cứu lịch sử quan hệ tín dụng của chính mình hoặc cá nhân/tổ chức khác)

Mỗi khách hàng vay vốn tại các ngân hàng đều có chung một mã CIC.

Để tra cứu mã CIC này, sau khi đăng nhập bạn phải tìm kiếm bằng số CMND (nếu là cá nhân) và bằng mã số thuế (nếu là tổ chức).

Sau khi có mã CIC của chính bạn hoặc của cá nhân, tổ chức mà bạn muốn tra cứu,

Bạn sẽ hỏi thông tin khách hàng mà bạn muốn hỏi bằng các sản phẩm của CIC như: Quan hệ tín dụng thể nhân (cá nhân) chi tiết, hỏi tin tài sản bảo đảm thể nhân (cá nhân),…

Việc tra cứu CIC kết thúc bằng báo cáo Thông tin tín dụng mà Trung tâm CIC gửi về,

Bạn sẽ có đầy đủ thông tin về cá nhân/tổ chức mà bạn muốn biết thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng (dĩ nhiên là trong đó sẽ có thông tin về việc bạn có phát sinh nợ xấu hay không trong vòng 05 năm).

Ai được tra cứu thông tin cic
Ai được tra cứu thông tin cic

Ai được tra cứu thông tin CIC?

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, khách hàng được phép khai thác thông tin tín dụng tại Trung tâm CIC là chính khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng và các Ngân hàng hay cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng nhà nước mới phép được tra cứu CIC.

Có nghĩa là đối với việc tra cứu thông tin CIC chỉ thực hiện đối với cá nhân bạn, chỉ bạn có quyền đăng ký tài khoản tại CIC và chỉ để xem mỗi thông tin của chính bạn,

Còn xem của người khác (vợ/chồng/con,..) bạn là không thể thực hiện.

Chỉ có User đăng ký của các Ngân hàng/Tổ chức tín dụng mới xem được tất cả thông tin của cá nhân/tổ chức khác

=> Việc tra cứu thông tin CIC để xem lịch sử nợ xấu của người khác là hành vi bị nghiêm cấm, trừ khi bạn (hoặc người có liên quan đó) đồng ý làm hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng bằng cách ký vào giấy đề nghị vay vốn.

Bạn tham khảo thêm Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân Online và thông tin CIC Người Vay

Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu ngân hàng khi đăng ký tạo tại khoản CIC cá nhân

Để có User/Tài khoản đăng nhập CIC của bạn, bạn nên tham khảo bài viết Cách đăng ký tạo tài khoản CIC.

Nếu bạn dùng User cá nhân của bạn đăng ký thì nội dung báo cáo mà Trung tâm CIC sẽ gửi về sẽ khác với Báo cáo dùng User của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng tra cứu.

Sau khi đã có báo cáo CIC từ Trung tâm CIC gửi về (bằng User của cá nhân bạn):

Để xem được bạn có nợ xấu hay không?

Bạn vào mục 2. Điểm tín dụng: Căn cứ vào mức độ rủi ro mà CIC chấm, thì biết được bạn có nợ xấu hay không.

  • Mức độ rủi ro từ 01 đến 07: Thường Không có lịch sử nợ xấu.
  • Mức độ rủi ro 08: Bạn hiện có nợ nhóm 2
  • Mức độ rủi ro 09: Bạn hiện có nợ nhóm 3
  • Mức độ rủi ro 10: Bạn hiện có nợ nhóm 4
  • Mức độ rủi ro 11: Bạn hiện có nợ nhóm 5

Xem thông tin lịch sử nợ xấu bằng báo cáo CIC gửi từ User cá nhân tra cứu có nhiều điểm hạn chế hơn, so với User của Tổ chức tín dụng tra cứu

  • Thông tin hiển thị không được chi tiết và đầy đủ.
  • Chỉ xem được nợ xấu hiện tại, không xem được trong quá khứ phát sinh khi nào, dư nợ bao nhiêu, số tiện cụ thể…
  • Không xem được diễn biến dư nợ (tăng hay giảm) trong vòng 12 tháng gần nhất.
  • Bạn chỉ xem được mỗi cá nhân bạn, ngay cả người thân: Vợ/chồng/em,..của bạn cũng không xem được họ có mắc nợ hay không.

Vì vậy muốn biết được thông tin lịch sử tín dụng trong vòng 05 năm, xem chính bản thân mình và người khác có liên quan đến mình (chồng, vợ, anh, chị, em,….) có phát sinh nợ xấu hay không

=> Bạn nên làm hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng (tổ chức tín dụng) để họ tra giúp và xin họ 01 bản lưu CIC (nếu họ đồng ý gửi cho bạn).

Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc Làm sao biết mình có bị nợ xấu hay không qua cách tự tra cứu CIC hoặc nhờ ngân hàng tra giúp. Khi có thông tin vướng mắc cần giải đáp thêm, bạn có thể gọi cho KIENBANK để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top