Banner Header Kiebank

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Tôi vay tín chấp 60 triệu đồng tại CITIBANK. Thời hạn trả nợ là 36 tháng. Khoản vay này tôi đã trả được 20 tháng, tiền gốc đã trả cho Ngân hàng là  33,3 triệu đồng, hiện còn nợ ngân hàng 26,7 triệu đồng, và còn 16 tháng nữa mới đóng xong nợ.

Khoảng 2 tháng nay, tôi lâm bệnh, công việc không ổn định nên đã quá hạn thanh toán nợ. Ngân hàng gọi điện nhiều lần đòi nợ nhưng tôi không bắt máy.

Sau đó , thì Ngân hàng gửi thông báo là đã khởi kiện lên Tòa án nhân dân (TAND) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,  nhưng tôi vẫn không lên hầu tòa.

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện
Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện

Đến nay ngân hàng lại gửi thông báo đã khởi kiện về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng” theo bộ luật hình sự và mời lên TAND làm việc,

Nếu không công an địa phương sẽ bắt tạm giam tôi, như vậy cho tôi hỏi: Nợ ngân hàng số tiền bao nhiêu thì bị khởi kiện? Nếu nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện

Khi bạn làm hồ sơ vay vốn thì bạn đã ký kết với ngân hàng hợp đồng tín dụng, theo Bộ luật dân sự 2015 gọi là “Hợp đồng vay tài sản”. Tài sản ở đây của ngân hàng là “tiền” đã cho bạn mượn”.

Tại điều 413, luật dân sự 2015:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả,

Bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”

Như vậy khi đến hạn trả nợ mà bạn không thanh toán nợ cho Ngân hàng => Bạn đã vị phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, Ngân hàng hoàn toàn có cơ sở khởi kiện bạn tại tòa án.

Cho dù số tiền nợ ngân hàng chỉ vài chục triệu đồng, thậm chí vài triệu đồng…nhưng Ngân hàng cũng có đầy đủ cơ sở pháp lý để đưa bạn vào hoàn cảnh: “nợ xấu bị kiện ra tòa”

Lúc này, bạn mới chỉ mới bị phạm tội trong “luật dân sự”,

Căn cứ theo Luật tố tụng dân sự 2015, tùy theo quyết định thi hành án của toàn án như thế nào, mà bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành án.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án (theo điều 71, luật thi hành án năm 2008):

  1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Như vậy theo quy định của pháp luật,

Mặc dù bạn đang nợ tín chấp, không có tài sản nhưng bạn sẽ phải dùng tất cả các tài sản hiện có để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng.

Nếu vẫn không trả được nợ cho Ngân hàng, thì có thể bản án của bạn lúc này không còn là “dân sự” nữa, mà sẽ chuyển sang “hình sự”, nghiêm trọng hơn

Không kể đến trong thời gian kiện tụng tại tòa, cuộc sống của bạn không ít nhiều bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu thêm xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank nợ xấu ngân hàng là gì và dịch vụ xóa nợ xấu ở đâu?

Nợ ngân hàng có bị đi tù không
Nợ ngân hàng có bị đi tù không

Nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không?

Nếu như lúc Ngân hàng gửi giấy báo mời bạn lên tòa án, bạn chịu hợp tác với Ngân hàng theo thông báo ngân hàng đã gửi, Chủ động làm việc với nhân viên ngân hàng về tình trạng nợ của mình, và phương án trả nợ, thì bạn sẽ không bị kết tội: Có hành vi trốn tránh, lẫn trốn trách nhiệm:

Căn cứ bộ luật hình sự 2015, hành vi trốn tránh, lẫn trốn trách nhiệm của bạn sẽ bị quy kết “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tại điều 175:

“Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại,

thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”

Như vậy,

Bạn có thể bị đi tù từ vài tháng đến dưới 03 năm, hoặc lên đến 7 năm nếu phát hiện có “tính chất chuyên nghiệp”, có hành vi “gian dối, giả mạo” trong quá trình làm hồ sơ vay vốn.

Vì vậy khi lâm vào hoàn cảnh nợ nần với Ngân hàng thì nên tìm cách trả nợ, càng trốn tránh, càng lẫn tránh thì thiệt thòi cho cả hai bên,

Bạn tham khảo thêm Cách xử lý nợ và đòi nợ quá hạn của Ngân hàng, để biết cách ứng phó khi lâm vào hoàn cảnh nợ nần. Trong trường hợp cần đế tư vấn, bạn có thể gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Bài viết liên quan:

Scroll to Top