Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào? Nhiều người dân tại Việt Nam vẫn còn nhầm lẫn rất nhiều về 2 loại sổ này, thâm chí kể cả người lớn tuổi cũng không rành về sổ đỏ và sổ hồng, sổ nào có giá trị hơn.
Anh Hoàng Trọng Hải, quê ở Gia Lâm, Hà Nội anh có hỏi. Hiện nay khu vực xung quanh nhà tôi đang tranh luận về giữa sổ đỏ và sổ hồng, không biết sự khác biệt giữa các loại sổ trên là như thế nào. Tôi dù là dân có học hành đàng hoàng, những tôi cũng rối trí lắm, chẳng biết hình dung các loại sổ trên nó như thế nào nữa. Nhờ Kienbank tư vấn.
Tin liên quan:
Hôm nay, Kienbank sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định liên quan đến hai loại sổ này và các tên gọi khác nhau qua các thời kỳ.
Mục Lục
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ hay bìa đỏ và ghi chữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Loại đất được cấp theo sổ đỏ rất đa dạng, gồm: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn.
Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.
Theo đó, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn). Sổ hồng được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về:
- Quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…)
- Và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…)
Sổ hồng này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp.
Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, Pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý.
♠ Xem thêm: Đất quy hoạch là gì? Nhà đất nằm trong khu quy hoạch có nên mua hay không
Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?
Sổ đỏ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất trong đó có:
- Đất ở, Đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp…..
- Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất,
⇒ thì phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất.
Khi bạn có tài sản là sổ hồng hoặc sổ đỏ. Bạn cần được tư vấn về lãi suất vay ngân hàng, thời gian giải ngân cũng như các quy trình, hồ sơ, thủ tục, điều kiện để vay vốn. Bài viết vay vốn ngân hàng agribank thế chấp sổ đỏ sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên. Đặc biệt luôn cập nhập chính xác lãi suất vay ngân hàng liên tục để bạn tiện theo dõi.
Sổ hồng:
Là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ xây dựng ban hành trong đó ghi rõ:
⇒ Sở hữu nhà ở như thế nào?
⇒ Sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
Thống nhất sổ hồng và sổ đỏ thành 1 loại sổ duy nhất
Để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận,
- Ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP
- Và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT
⇒ Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo hai văn bản này này,
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang,
- Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm,
- Có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen.
- Trên giấy này được in đầy đủ các đầu mục thông tin về quyền sử dụng đất,
- Quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng người đề nghị cấp Giấy chưa có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản
⇒ Thì ghi “Chưa chứng nhận quyền sở hữu” vào các mục không có tài sản hoặc không đề nghị.
Mặc dù đã có mẫu Giấy chứng nhận mới nhưng trên thực tế, do người dân đã quá quen sử dụng tên gọi “sổ hồng” “sổ đỏ”
⇒ Nên sau khi có mẫu Giấy chứng nhận mới người dân vẫn gọi Giấy chứng nhận mới này là “sổ đỏ”, “sổ hồng”.
Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây ⇒ Không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.
Cách ghi tên trên giấy chứng nhận
Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận:
- Nếu ghi hộ gia đình có nghĩa là toàn bộ thành viên hộ gia đình đó, hộ gia đình có thể có vợ, chồng, con, cháu…
- Nếu ghi tên 1 người thì phải xác định xem họ có vợ hay chồng không, nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người.
Việc định đoạt như bán, chuyển nhượng hay các việc như: Thế chấp, cho thuê, trao đổi, tặng cho….
⇒ ⇒ ⇒ đều phải được các chủ sở hữu đồng ý, kể cả là đồng sở hữu chung vợ chồng hay toàn bộ thành viên hộ gia đình.
Sổ đỏ và sổ hồng cái nào giá trị hơn
Sổ hồng và sổ đỏ là cách gọi khác nhau của cơ quan nhà nước.
Về nguồn gốc:
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Trước năm 2009 chúng ta có 2 loại sổ là sổ đỏ và sổ hồng. Sau năm 2009, chúng ta chỉ có sổ hồng.
Về xuất xứ:
- Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành.
Sổ hồng và sổ đỏ không phải tên gọi chính thức mà chỉ là tên gọi do mọi người tự đặt dựa trên màu sắc của mỗi loại để cho ngắn gọn và dễ phân biệt.
Về giá trị pháp lý:
Mọi người có thể an tâm là cả 3 loại: sổ đỏ, sổ hồng cũ và sổ hồng mới đều có giá trị pháp lý như nhau; Các loại sổ cũ không cần thiết phải đổi qua sổ mới. Thực tế hiên nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ này, miễn là sổ thật,
Tất cả đều có giá trị pháp lý như nhau nên mọi người không cần quá lo lắng về sổ đỏ hay sổ hồng nhé !
Sổ hồng có thế chấp ngân hàng được không?
Theo quy định của Pháp Luật
- Thì cá nhân đóng thuế đầy đủ, sở hữu hợp pháp và không nợ tiền thuế sử dụng đất và được cấp sổ đỏ, sổ hồng ⇒ thì được phép thế chấp Ngân Hàng.
- Ngoài ra, sổ hồng của chủ sở hữu là chính chủ, không bị ngăn chặn kê biên, giải tỏa ⇒ Thì được quyền thế chấp
- Nghĩa là, cá nhân là người Việt Nam và sở hữu hợp pháp, đóng thuế đầy đủ ⇒ Thì được quyền thế chấp, vay mượn, cầm cố tại bất kỳ đơn vị, tổ chức tín dụng nào.
Bài viết liên quan:
Như vậy Kienbank đã cung cấp thông tin cho bạn đọc biết về Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Sổ đỏ và sổ hồng cái nào giá trị hơn. Có thông tin còn chưa hiểu thì bạn đọc có thể gửi bình luận bên dưới để được tư vấn nhé.
Nguồn: https://www.kienbank.com/